Bài Mới Viết

PHỦ XANH













TRỤC VÍT


PHÍP FR1 KB ( PHÍP SỪNG) VÀ NHỮNG TIÊU CHUẨN CẦN BIẾT

 Tình cờ tôi cầm một miếng mạch của chiếc máy in canon ngắm nghía cách bố trí linh kiện của họ để học hỏi thêm về cách sắp xếp cũng như đi dây cho mạch. Chợt giật mình khi thấy họ sử dụng loại phíp có mầu vàng, đục, Loại phíp "sừng" như chúng ta vẫn gọi. Lâu nay trong suy nghĩ của tôi cứ phải là phíp thủy tinh mới "sịn" mới tốt, tấm mạch in của chiếc máy in đã làm tôi phải có một suy khác. Không thể chờ thêm một phút giây nào nữa, tôi gọi đến nhà cung cấp phíp (PCB) của hãng KB. mười ngày sau, tức là hôm nay, cầm những tấm phíp trên tay tôi mới cảm nhận được sự mượt mà và trơn tru của một hãng có tên tuổi sản xuất PCB. Rạch ra một đường và cho ăn mòn, thời gian ăn mòn ngang với phíp FR4. và dùng thước đo độ dầy đồng thì quả không sai với những thông số cơ bản mà nhà sản xuất đưa ra. Độ dầy đồng 0.034 - 0.036mm. Có lẽ càng nói nhiều, sẽ càng lộ rõ cái sự không biết gì của tôi, xin đưa lên các thông số của nhà sản xuất. Các bạn cũng có thể vào thẳng website để xem bản gốc về thông số : http://www.kblaminates.com/laminate.asp







GIẢI PHÁP THAY THẾ MẠ ĐỒNG XUYÊN LỖ CHO PCB

 Sau một thời gian tìm hiểu, được biết công nghệ mạ xuyên lỗ PCB không phù hợp với việc làm mạch thủ công. Càng không thể làm một dây truyền mạ lỗ ngay trong gia đình bởi các hóa chất không phải là thích hợp trong một diện tích đất nhỏ, nhất là ở nơi đô thị và thành phố.
 Một câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào ngoài việc hàn chân linh kiện để xuyên qua? www.phipdong.com thử đưa vào một giải pháp xuyên lỗ thủ công 100% để ai cũng có thể thực hiện được.
 BOTTOM:



TOP :



 Ưu điểm : Độ bền là vĩnh viễn với chất liệu đồng đã được sử lý không bị o xy hóa. Dễ làm, ai cũng có thể làm được. Rút ngắn các đường mạch phụ cần xuyên lỗ. Cũng áp dụng với cả phíp một mặt khi chủ yếu các linh kiện là linh kiện dán.
 Nhược điểm : Giá thành còn tương đối cao so với một lỗ via. Vì vậy khi thiết kế, chúng ta vẫn phải cố gắng hạn chế những lỗ xuyên để giảm chi phí.


MỘT SỐ TÁC PHẨM LÀM MẠCH IN THỦ CÔNG


 phipdong.com vẫn không ngừng nghiên cứu, học tập và đầu tư để đưa ra những tấm PCB bằng các phương pháp thủ công. Mục đích để nhanh gọn và đẹp. Đáp ứng nhu các bảng mạch in đơn lẻ, các mạch in test với giá thành thấp nhất. Bóc tách giá thành cho từng công đoạn.
 Hiện tại, phipdong.com chỉ làm PCB bằng tấm phíp thủy tinh cao cấp FR4 KB 1.6 chính hãng. Do nhu cầu của nhiều khách hàng cần hạ giá thành, sắp tới phipdong.com sẽ thử đưa vào sử dụng phíp sừng của hãng KB. loại phip này cũng có bảng tiêu chuẩn và các thông số của hãng sản xuất. Khác với các tấm PCB ngoài thị trường hiện có không rõ xuất sứ và thông số kỹ thuật. 
 phipdong.com cũng không ngần ngại chia sẻ các phương thức để làm ra các tấm mạch in. 
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và tin tưởng!


Bộ Điều cài đặt và khiển thời gian 


















Hướng dẫn xuất Gerber + Drill từ Altium



Để tránh những sai sót không đáng có khi gởi file đặt hàng như không mở file được do nhà sản xuất không có phần mềm khách hàng sử dụng, nhân viên xử lý kỹ thuật mở file pcb của khách hàng gây ra thay đổi trên mạch …. Các bạn nên xuất file Gerber để gởi đặt hàng cho nhà sản xuất PCB. Tất cả các nhà sản xuất PCB đều có thể nhận Gerber.
Hướng dẫn xuất Gerber và Drill từ Altium
1. Đặt tọa độ 0 cho mạch:
2. Xuất Gerber: File -> Fabrication Outputs -> Gerber Files
Lựa chọn như trong ảnh

Chọn OK là xong
2. Xuất file khoan (Drill): File -> Fabrication Outputs -> NC Drill File (Lựa chọn như trong hình)
OK là xong.
4. Bạn copy toàn bộ các file trong thư mục [Project Outputs for ...] (bao gồm cả file .txt – file khoan) gởi cho nhà sản xuất PCB

BẢNG TRA TỤ ĐIỆN


uF/ MFDnFpF/ MMFD uF/ MFDnFpF/ MMFD
1uF / MFD1000nF1000000pF(MMFD) 0.001uF / MFD1nF1000pF(MMFD)
0.82uF / MFD820nF820000pF (MMFD) 0.00082uF / MFD0.82nF820pF (MMFD)
0.8uF / MFD800nF800000pF (MMFD) 0.0008uF / MFD0.8nF800pF (MMFD)
0.7uF / MFD700nF700000pF (MMFD) 0.0007uF / MFD0.7nF700pF (MMFD)
0.68uF / MFD680nF680000pF (MMFD) 0.00068uF / MFD0.68nF680pF (MMFD)
0.6uF / MFD600nF600000pF (MMFD) 0.0006uF / MFD0.6nF600pF (MMFD)
0.56uF / MFD560nF560000pF (MMFD) 0.00056uF / MFD0.56nF560pF (MMFD)
0.5uF / MFD500nF500000pF (MMFD) 0.0005uF / MFD0.5nF500pF (MMFD)
0.47uF / MFD470nF470000pF (MMFD) 0.00047uF / MFD0.47nF470pF (MMFD)
0.4uF / MFD400nF400000pF (MMFD) 0.0004uF / MFD0.4nF400pF (MMFD)
0.39uF / MFD390nF390000pF (MMFD) 0.00039uF / MFD0.39nF390pF (MMFD)
0.33uF / MFD330nF330000pF (MMFD) 0.00033uF / MFD0.33nF330pF (MMFD)
0.3uF / MFD300nF300000pF (MMFD) 0.0003uF / MFD0.3nF300pF (MMFD)
0.27uF / MFD270nF270000pF (MMFD) 0.00027uF / MFD0.27nF270pF (MMFD)
0.25uF / MFD250nF250000pF (MMFD) 0.00025uF / MFD0.25nF250pF (MMFD)
0.22uF / MFD220nF220000pF (MMFD) 0.00022uF / MFD0.22nF220pF (MMFD)
0.2uF / MFD200nF200000pF (MMFD) 0.0002uF / MFD0.2nF200pF (MMFD)
0.18uF / MFD180nF180000pF (MMFD) 0.00018uF / MFD0.18nF180pF (MMFD)
0.15uF / MFD150nF150000pF (MMFD) 0.00015uF / MFD0.15nF150pF (MMFD)
0.12uF / MFD120nF120000pF (MMFD) 0.00012uF / MFD0.12nF120pF (MMFD)
0.1uF / MFD100nF100000pF (MMFD) 0.0001uF / MFD0.1nF100pF (MMFD)
0.082uF / MFD82nF82000pF (MMFD) 0.000082uF / MFD0.082nF82pF (MMFD)
0.08uF / MFD80nF80000pF (MMFD) 0.00008uF / MFD0.08nF80pF (MMFD)
0.07uF / MFD70nF70000pF (MMFD) 0.00007uF / MFD0.07nF70pF (MMFD)
0.068uF / MFD68nF68000pF (MMFD) 0.000068uF / MFD0.068nF68pF (MMFD)
0.06uF / MFD60nF60000pF (MMFD) 0.00006uF / MFD0.06nF60pF (MMFD)
0.056uF / MFD56nF56000pF (MMFD) 0.000056uF / MFD0.056nF56pF (MMFD)
0.05uF / MFD50nF50000pF (MMFD) 0.00005uF / MFD0.05nF50pF (MMFD)
0.047uF / MFD47nF47000pF (MMFD) 0.000047uF / MFD0.047nF47pF (MMFD)
0.04uF / MFD40nF40000pF (MMFD) 0.00004uF / MFD0.04nF40pF (MMFD)
0.039uF / MFD39nF39000pF (MMFD) 0.000039uF / MFD0.039nF39pF (MMFD)
0.033uF / MFD33nF33000pF (MMFD) 0.000033uF / MFD0.033nF33pF (MMFD)
0.03uF / MFD30nF30000pF (MMFD) 0.00003uF / MFD0.03nF30pF (MMFD)
0.027uF / MFD27nF27000pF (MMFD) 0.000027uF / MFD0.027nF27pF (MMFD)
0.025uF / MFD25nF25000pF (MMFD) 0.000025uF / MFD0.025nF25pF (MMFD)
0.022uF / MFD22nF22000pF (MMFD) 0.000022uF / MFD0.022nF22pF (MMFD)
0.02uF / MFD20nF20000pF (MMFD) 0.00002uF / MFD0.02nF20pF (MMFD)
0.018uF / MFD18nF18000pF (MMFD) 0.000018uF / MFD0.018nF18pF (MMFD)
0.015uF / MFD15nF15000pF (MMFD) 0.000015uF / MFD0.015nF15pF (MMFD)
0.012uF / MFD12nF12000pF (MMFD) 0.000012uF / MFD0.012nF12pF (MMFD)
0.01uF / MFD10nF10000pF (MMFD) 0.00001uF / MFD0.01nF10pF (MMFD)
0.0082uF / MFD8.2nF8200pF (MMFD) 0.0000082uF / MFD0.0082nF8.2pF (MMFD)
0.008uF / MFD8nF8000pF (MMFD) 0.000008uF / MFD0.008nF8pF (MMFD)
0.007uF / MFD7nF7000pF (MMFD) 0.000007uF / MFD0.007nF7pF (MMFD)
0.0068uF / MFD6.8nF6800pF (MMFD) 0.0000068uF / MFD0.0068nF6.8pF (MMFD)
0.006uF / MFD6nF6000pF (MMFD) 0.000006uF / MFD0.006nF6pF (MMFD)
0.0056uF / MFD5.6nF5600pF (MMFD) 0.0000056uF / MFD0.0056nF5.6pF (MMFD)
0.005uF / MFD5nF5000pF (MMFD) 0.000005uF / MFD0.005nF5pF (MMFD)
0.0047uF / MFD4.7nF4700pF (MMFD) 0.0000047uF / MFD0.0047nF4.7pF (MMFD)
0.004uF / MFD4nF4000pF (MMFD) 0.000004uF / MFD0.004nF4pF (MMFD)
0.0039uF / MFD3.9nF3900pF (MMFD) 0.0000039uF / MFD0.0039nF3.9pF (MMFD)
0.0033uF / MFD3.3nF3300pF (MMFD) 0.0000033uF / MFD0.0033nF3.3pF (MMFD)
0.003uF / MFD3nF3000pF (MMFD) 0.000003uF / MFD0.003nF3pF (MMFD)
0.0027uF / MFD2.7nF2700pF (MMFD) 0.0000027uF / MFD0.0027nF2.7pF (MMFD)
0.0025uF / MFD2.5nF2500pF (MMFD) 0.0000025uF / MFD0.0025nF2.5pF (MMFD)
0.0022uF / MFD2.2nF2200pF (MMFD) 0.0000022uF / MFD0.0022nF2.2pF (MMFD)
0.002uF / MFD2nF2000pF (MMFD) 0.000002uF / MFD0.002nF2pF (MMFD)
0.0018uF / MFD1.8nF1800pF (MMFD) 0.0000018uF / MFD0.0018nF1.8pF (MMFD)
0.0015uF / MFD1.5nF1500pF (MMFD) 0.0000015uF / MFD0.0015nF1.5pF (MMFD)
0.0012uF / MFD1.2nF1200pF (MMFD) 0.0000012uF / MFD0.0012nF1.2pF (MMFD)
0.001uF / MFD1nF1000pF (MMFD)……….0.000001uF / MFD0.001nF1pF (MMFD)

OPTO LÀ GÌ ? - KHÁI NIỆM VÀ ỨNG DỤNG CỦA OPTO

VÍ DỤ VỀ OPTO PC817  Không rõ

  Opto hay còn gọi là cách ly quang là linh kiện tích hợp có cấu tạo gồm 1 led và 1 photo diot hay 1 photo transitor. Được sử dụng đẻ các ly giữa các khối chênh lệch nhau về điện hay công suất nhu khối có công suất nhỏ với khối điện áp lớn.

  Ví dụ bên dưới là opto PC817

  



  Nguyên lý hoạt động:
  Khi có dòng nhỏ di qua 2 đầu của led có trong opto làm cho led phát sáng. Khi led phát sáng làm thông 2 cực của photo diot, mở cho dòng điện chạy qua.

 

  Sơ đồ ứng dụng

  Tác dụng: Cách ly điều khiển giữa hai tầng mạch điện khác nhau
  Với sơ đồ ứng dụng trên.vơi OK1. khi cung cấp 5V vao chân số 1, LED phía trong Opto nối giữa chân số 1 và 2 sáng, xảy ra hiệu ứng quang điện dẫn đến 3-4 thông,mức logic sẽ bị chuyển từ 1 sang 0 mà không cần tác động trực tiếp từ IC.
  Mục đích: Nếu có sự cố từ tầng ứng dụng như cháy, chập, tăng áp,...thì cũng không làm ảnh hưởng đến tầng điều khiển
                                                                                                 Nguồn www.internet.com.

MỘT SỐ TOÁN TỬ TRONG NGÔN NGỮ C

 MỘT SỐ TOÁN TỬ TRONG C++

Trong C++, để thao tác với chúng ta sử dụng các toán tử, đó là các từ khoá và các dấu không có trong bảng chữ cái nhưng lại có trên hầu hết các bàn phím trên thế giới. Hiểu biết về chúng là rất quan trọng vì đây là một trong những thành phần cơ bản của ngôn ngữ C++.
Toán tử gán (=)
Toán tử gán dùng để gán một giá trị nào đó cho một biến

a = 5;
gán giá trị nguyên 5 cho biến a. Vế trái bắt buộc phải là một biến còn vế phải có thể là bất kỳ hằng, biến hay kết quả của một biểu thức.
Cần phải nhấn mạnh rằng toán tử gán luôn được thực hiện từ trái sang phải và không bao giờ đảo ngược

a = b;
gán giá trị của biến a bằng giá trị đang chứa trong biến b. Chú ý rằng chúng ta chỉ gán giá trị của b cho a và sự thay đổi của b sau đó sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của a.
Một thuộc tính của toán tử gán trong C++ góp phần giúp nó vượt lên các ngôn ngữ lập trình khác là việc cho phép vế phải có thể chứa các phép gán khác. Ví dụ:
a = 2 + (b = 5);
tương đương với
b = 5;a = 2 + b;
Vì vậy biểu thức sau cũng hợp lệ trong C++
a = b = c = 5;
gán giá trị 5 cho cả ba biến a, b và c
Các toán tử số học (+, -, *, /, %)
Năm toán tử số học được hỗ trợ bởi ngôn ngữ là:
+cộng
-trừ
*nhân
/chia
%lấy phần dư (trong phép chia)
Thứ tự thực hiện các toán tử này cũng giống như chúng được thực hiện trong toán học. Điều duy nhất có vẻ hơi lạ đối với bạn là phép lấy phần dư, ký hiệu bằng dấu phần trăm (%). Đây chính là phép toán lấy phần dư trong phép chia hai số nguyên với nhau. Ví dụ, nếu a = 11 % 3, biến a sẽ mang giá trị 2 vì 11 = 3*3 +2.
Các toán tử gán phức hợp (+=, -=, *=, /=, %=, >>=, <<=, &=, ^=, |=)
Một đặc tính của ngôn ngữ C++ làm cho nó nổi tiếng là một ngôn ngữ súc tích chính là các toán tử gán phức hợp cho phép chỉnh sửa giá trị của một biến với một trong những toán tử cơ bản sau:
value += increase; tương đương với value = value + increase;
a -= 5; tương đương với a = a - 5;
a /= b; tương đương với a = a / b;
price *= units + 1; tương đương với price = price * (units + 1);
và tương tự cho tất cả các toán tử khác.
Tăng và giảm
Một ví dụ khác của việc tiết kiệm khi viết mã lệnh là toán tử tăng (++) và giảm (--). Chúng tăng hoặc giảm giá trị chứa trong một biến đi 1. Chúng tương đương với +=1 hoặc -=1. Vì vậy, các dòng sau là tương đương:
a++;
a+=1;
a=a+1;
Một tính chất của toán tử này là nó có thể là tiền tố hoặc hậu tố, có nghĩa là có thể viết trước tên biến (++a) hoặc sau (a++) và mặc dù trong hai biểu thức rất đơn giản đó nó có cùng ý nghĩa nhưng trong các thao tác khác khi mà kết quả của việc tăng hay giảm được sử dụng trong một biểu thức thì chúng có thể có một khác biệt quan trọng về ý nghĩa: Trong trường hợp toán tử được sử dụng như là một tiền tố (++a) giá trị được tăng trước khi biểu thức được tính và giá trị đã tăng được sử dụng trong biểu thức; trong trường hợp ngược lại (a++) giá trị trong biến a được tăng sau khi đã tính toán. Hãy chú ý sự khác biệt:
Ví dụ 1Ví dụ 2
B=3;
A=++B;
// A is 4, B is 4
B=3;
A=B++;
// A is 3, B is 4
Các toán tử quan hệ ( ==, !=, >, <, >=, <= )
Để có thể so sánh hai biểu thức với nhau chúng ta có thể sử dụng các toán tử quan hệ. Theo chuẩn ANSI-C++ thì giá trị của thao tác quan hệ chỉ có thể là giá trị logic - chúng chỉ có thể có giá trị true hoặc false, tuỳ theo biểu thức kết quả là đúng hay sai.
Sau đây là các toán tử quan hệ bạn có thể sử dụng trong C++
==Bằng
!=Khác
>Lớn hơn
<</td>Nhỏ hơn
> =Lớn hơn hoặc bằng
< =Nhỏ hơn hoặc bằng
Ví dụ:
(7 == 5)sẽ trả giá trị false
(6 >= 6)sẽ trả giá trị true
tất nhiên thay vì sử dụng các số, chúng ta có thể sử dụng bất cứ biểu thức nào. Cho a=2, b=3 và c=6
(a*b >= c)sẽ trả giá trị true.
(b+4 < a*c)sẽ trả giá trị false
Cần chú ý rằng = (một dấu bằng) lf hoàn toàn khác với == (hai dấu bằng). Dấu đầu tiên là một toán tử gán (gán giá trị của biểu thức bên phải cho biến ở bên trái) và dấu còn lại (==) là một toán tử quan hệ nhằm so sánh xem hai biểu thức có bằng nhau hay không.
Trong nhiều trình dịch có trước chuẩn ANSI-C++ cũng như trong ngôn ngữ C, các toán tử quan hệ không trả về giá trị logictrue hoặc false mà trả về giá trị int với 0 tương ứng với false còn giá trị khác 0 (thường là 1) thì tương ứng với true.
Các toán tử logic (!, &&, ||)
Toán tử ! tương đương với toán tử logic NOT, nó chỉ có một đối số ở phía bên phải và việc duy nhất mà nó làm là đổi ngược giá trị của đối số từ true sang false hoặc ngược lại. Ví dụ:
!(5 == 5)trả về false vì biểu thức bên phải (5 == 5) có giá trịtrue
!(6 <= 4)trả về true vì (6 <= 4)có giá trị false
!truetrả về false
!falsetrả về true
Toán tử logic && và || được sử dụng khi tính toán hai biểu thức để lấy ra một kết quả duy nhất. Chúng tương ứng với các toán tử logic AND và OR. Kết quả của chúng phụ thuộc vào mối quan hệ của hai đối số:
Đối số thứ nhất
a
Đối số thứ hai
b
Kết quả
a && b
Kết quả
a || b
truetruetruetrue
truefalsefalsetrue
falsetruefalsetrue
falsefalsefalsefalse
Ví dụ:
( (5 == 5) && (3 > 6) ) trả về false ( true && false ).
( (5 == 5) || (3 > 6)) trả về true ( true || false ).
Toán tử điều kiện ( ? ).
Toán tử điều kiện tính toán một biểu thức và trả về một giá trị khác tuỳ thuộc vào biểu thức đó là đúng hay sai. Cấu trúc của nó như sau:
condition ? result1 : result2
Nếu condition là true thì giá trị trả về sẽ là result1, nếu không giá trị trả về là result2.
7==5 ? 4 : 3trả về 3 vì 7 không bằng 5
7==5+2 ? 4 : 3trả về 4 vì 7 bằng 5+2
5>3 ? a : btrả về a, vì 5 lớn hơn 3
a>b ? a : btrả về giá trị lớn hơn, a hoặc b
Các toán tử thao tác bit (&, |, ^, ~, <<, >>)
Các toán tử thao tác bit thay đổi các bit biểu diễn một biến, có nghĩa là thay đổi biểu diễn nhị phân của chúng:
Toán tửasmMô tả
&ANDLogical AND
|ORLogical OR
^XORLogical exclusive OR
~NOTĐảo ngược bit
<<SHLDịch bit sang trái

SHRDịch bit sang phải


Các toán tử thao tác bit (tiếng Anh: bitwise operator) là các toán tử được sử dụng chung với một hoặc hai số nhị phân để tạo ra một phép toán thao tác bit. Hầu hết các toán tử thao tác bit đều là các toán tử một hoặc hai ngôi.

AND

(khác với and logic &&)
-Ký hiệu: &
-Phép toán này cần hai toán hạng có kiểu giống nhau. Các toán hạng ở dạng số nguyên (thập phân) sẽ được chuyển về dạng nhị phân rồi sau đó thực hiện thao tác and từng bit với bit.
ABA&B
000
010
100
111
VD: Tính 5 & 3
5--> 0101
3--> 0011

&
= 0001 --> 1
-Phép toán & thường được dùng để kiểm tra 1 bit cụ thể nào đó có giá trị là bao nhiêu.
Ví dụ để kiểm tra bit thứ nhất của biến n có giá trị bao nhiêu ta dùng phép toán n&1 (bit thứ nhất là 1 -> n là số lẻ, bit thứ nhất là 0 -> n là số chẵn

NOT

Toán tử thao tác bit NOT còn được gọi là toán tử lấy phần bù (complement) là một toán tử một ngôi có nhiệm vụ phủ định luận lí từng bit của toán hạng của nó - tức đảo 0 thành 1 và ngược lại. Ví dụ, thực hiện phép toán NOT với số nhị phân 0111:

NOT 0111
---------
  = 1000
Bảng chân trị cho NOT:
ANOT A
01
10
Trong các ngôn ngữ lập trình CC++JavaC#, toán tử thao tác bit NOT được biểu diễn bằng kí hiệu "~" (dấu ngã). Trong Pascal, toán tử này là "not". Ví dụ:
x = ~y; // C
Hay
x := not y; { Pascal }
Câu lệnh trên sẽ gán cho x giá trị "NOT y" - tức phần bù của y. Chú ý rằng, toán tử này không tương đương với toán tử luận lí "not" (biểu diễn bằng dấu chấm than "!" trong C/C++). Về vấn đề này, xin xem ở bài toán tử hoặc các bài về ngôn ngữ C/C++.
Toán tử NOT hữu dụng khi ta cần tìm bù 1 của một số nhị phân. Nó cũng có thể được sử dụng làm bước đầu tiên để tìm số bù 2.

OR

Toán tử thao tác bit OR là một toán tử hai ngôi, có nhiệm vụ thực hiện tính toán (trên từng bit) với hai chuỗi bit có cùng độ dài để tạo ra một chuỗi bit mới có cùng độ dài với hai chuỗi bit ban đầu. Trên mỗi cặp bit tương ứng nhau của hai toán hạng, toán tử OR sẽ trả về 1 nếu có một trong hai bit là 1, còn trong tất cả các trường hợp khác, OR sẽ tạo ra một bit 0. Ví dụ, thực hiện phép toán OR với hai số nhị phân 0101 và 0011:

   0101
OR 0011
--------
 = 0111
Bảng chân trị cho OR:
ABA OR B
000
011
101
111
Trong CC++JavaC#, toán tử thao tác bit OR được biểu diễn bằng kí hiệu "|" (vạch đứng). Trong Pascal, toán tử này là "or". Ví dụ:
x = y | z; // C
Hay:
x := y or z; { Pascal }
Câu lệnh trên sẽ gán cho x kết quả của "y OR z". Chú ý rằng toán tử này không tương đương với toán tử luận lí "or" (biểu diễn bằng cặp vạch đứng "||" trong C/C++). Về vấn đề này, xin xem ở bài toán tử hoặc các bài về ngôn ngữC/C++.
Ứng dụng điển hình của toán tử thao tác bit OR là dùng để bật (set) một bit cụ thể trong một mẫu bit cho trước. Ví dụ: giả sử ta có mẩu bit 0010. Ta thấy, bit thứ nhất, thứ hai và thứ tư của mẩu chưa được bật (0), bây giờ, nếu ta muốn bật bit đầu tiên của mẩu, ta có thể sử dụng toán tử OR như minh họa sau:
   0010
OR 1000
--------
   1010
Khi làm việc với các máy không có nhiều không gian bộ nhớ trống, các lập trình viên thường áp dụng kĩ thuật trên. Lúc đó, thay vì khai báo tám biến kiểu bool (C++) độc lập, người ta sử dụng từng bit riêng lẽ của một byte để biểu diễn giá trị cho tám biến đó.

XOR

Cũng giống OR, toán tử thao tác bit XOR (còn gọi là OR có loại trừ - exclusive OR) cũng là một toán tử hai ngôi, có nhiệm vụ thực hiện tính toán (trên từng bit) với hai chuỗi bit có cùng độ dài để tạo ra một chuỗi bit mới có cùng độ dài với hai chuỗi bit ban đầu. Tuy nhiên, trên mỗi cặp bit tương ứng nhau của hai toán hạng, toán tử XOR sẽ trả về 1 nếu chỉ có một trong hai bit là 1 (và bit còn lại là 0), ngược lại, XOR trả về bit 0. Ví dụ:

    0101
XOR 0011
---------
    0110
(cách nhớ dễ nhất là: 2 bit giống nhau trả về 0, 2 bit khác nhau trả về 1)
Bảng chân trị cho XOR:
ABA XOR B
000
011
101
110
Trong CC++JavaC#, toán tử thao tác bit XOR được biểu diễn bằng kí hiệu "^" (dấu mũ). Trong Pascal, toán tử này là "xor". Ví dụ:
x = y ^ z; // C
Hay:
x := y xor z; { Pascal }

Các toán tử chuyển đổi kiểu
Các toán tử chuyển đổi kiểu cho phép bạn chuyển đổi dữ liệu từ kiểu này sang kiểu khác. Có vài cách để làm việc này trong C++, cách cơ bản nhất được thừa kế từ ngôn ngữ C là đặt trước biểu thức cần chuyển đổi tên kiểu dữ liệu được bọc trong cặp ngoặc đơn (), ví dụ:

int i;
float f = 3.14;
i = (int) f;
Đoạn mã trên chuyển số thập phân 3.14 sang một số nguyên (3). Ở đây, toán tử chuyển đổi kiểu là (int). Một cách khác để làm điều này trong C++ là sử dụng các constructors (ở một số sách thuật ngữ này được dịch là cấu tử nhưng tôi thấy nó có vẻ không xuôi tai lắm) thay vì dùng các toán tử: Đặt trước biểu thức cần chuyển đổi kiểu tên kiểu mới và bao bọc biểu thức giữa một cặp ngoặc đơn.
i = int ( f );
Cả hai cách chuyển đổi kiểu đều hợp lệ trong C++. Thêm vào đó ANSI-C++ còn có những toán tử chuyển đổi kiểu mới đặc trưng cho lập trình hướng đối tượng.
sizeof()
Toán tử này có một tham số, đó có thể là một kiểu dữ liệu hay là một biến và trả về kích cỡ bằng byte của kiểu hay đối tượng đó.
a = sizeof (char);
a sẽ mang giá trị 1 vì kiểu char luôn có kích cỡ 1 byte trên mọi hệ thống. Giá trị trả về của sizeof là một hằng số vì vậy nó luôn luôn được tính trước khi chương trình thực hiện.
Các toán tử khác
Trong C++ còn có một số các toán tử khác, như các toán tử liên quan đến con trỏ hay lập trình hướng đối tượng. Chúng sẽ được nói đến cụ thể trong các phần tương ứng.
(Theo OurViet Network)
 
ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VUI LÒNG LIÊN HỆ
Ngọc Anh
Hot Line : 090.447.5528
Email : ngocanh.songlong@gmail.com